Home
Thanh Van Tang, Tap 9: Tap A-ham, Quyen 3 - Bia Mem
Loading Inventory...
Barnes and Noble
Thanh Van Tang, Tap 9: Tap A-ham, Quyen 3 - Bia Mem
Current price: $27.99
Barnes and Noble
Thanh Van Tang, Tap 9: Tap A-ham, Quyen 3 - Bia Mem
Current price: $27.99
Loading Inventory...
Size: OS
*Product Information may vary - to confirm product availability, pricing, and additional information please contact Barnes and Noble
ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM - THANH VĂN TẠNG - Tập 9 - KINH BỘ IX
Việt dịch & chú TUỆ SỸ - THÍCH ĐỨC THẮNG
Tạp A-hàm (Skt. Samyukta-āgama), truyền thống của phần lớn các học phái sơ kỳ Phật giáo, ngoại trừ Hữu bộ, liệt kê là bộ thứ ba trong bốn A-hàm, tương đương với Samyutta thuộc bộ thứ tư trong năm bộ Nikāya (Pāli), được biên tập trong đại hội kết tập lần thứ nhất.
Luật Ma-ha Tăng kỳ, thuộc Đại chúng bộ (Mahāsaṅgika), chép: "Tôn giả A-nan tụng lại toàn bộ Pháp tạng như vậy. Những kinh có văn cú dài được tập hợp thành một bộ gọi là Trường A-hàm. Văn cú vừa, tập hợp thành bộ Trung A-hàm. Văn cú tạp, tập hợp thành bộ Tạp A-hàm. Các thể tài như Căn tạp, Lực tạp, Giác tạp, Đạo tạp, vân vân, được gọi là tạp."
Các bộ Luật khác, chép về đại hội kết tập này, mà hầu hết Hán dịch đều gọi là 雜 "tạp" với giải thích gần tương tợ, nhưng không xác nghĩa. Từ "tạp" được giải thích như vậy không hoàn toàn có nghĩa "pha tạp" hay "tạp loạn" , nghĩa là pha trộn nhiều thứ linh tinh khác nhau vào một gói. Từ này được thấy xác định hơn theo giải thích của Tì-ni mẫu kinh: "Trong đó, tương ưng (liên hệ) Tỳ-kheo, tương ưng Tỳ-kheo-ni, tương ưng Đế Thích, tương ưng chư Thiên, tương ưng Phạm Thiên; những kinh như vậy được tập hợp thành một bộ gọi là Tạp A-hàm." Nói là tương ưng Tỳ-kheo-ni, tương ưng Phạm Thiên, vân vân, cho thấy các tương đương của chúng trong Pāli: Bhikkhunī-samyutta, Brahma-samyutta. "Tạp" được giải thích như vậy hàm nghĩa "tương ưng", chỉ rõ những kinh liên hệ đến Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, chư Thiên, vân vân được tập hợp thành một bộ. Nghĩa Tịnh và Huyền Trang đều hiểu theo nghĩa này, do đó dịch là Tương ưng A-cấp-ma. Từ Sanskrit saṃyukta, nguyên là phân từ quá khứ thụ động bởi động từ căn sam-YUJ, có nghĩa là kết hợp, nối kết hai cái lại với nhau như buộc hai con bò vào trong một cỗ xe kéo. Ý nghĩa nối kết hay "tương ưng" này được thấy rõ trong giải thích của Hữu bộ tì-nại-da tạp sự. Theo đó, những kinh có nội dung liên hệ (=tương ưng) đến năm uẩn, được tập hợp thành "Phẩm Uẩn"; những kinh có nội dung liên hệ đến xứ, giới, được tập hợp thành các phẩm "Xứ" và "Giới".
1. Bộ
này gồm có 3 quyển (q.1-3) do Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch Việt và chú thích; cộng 1 sách
do Tuệ Sỹ biên soạn.
2. Toàn bộ sách do
am thực hiện đều được ấn hành phi lợi nhuận. Với tâm nguyện cúng dường Pháp thí,
lần lượt in các Kinh Luật Luận trên giấy tốt và bìa dày tại các nhà in chuyên dụng để cúng dường thập phương. Ngoài ra, nếu quý vị muốn thỉnh Kinh sách theo nhu cầu cá nhân mà không bị gián đoạn, hay trường hợp Kinh sách in đã phân phối hết, xin tùy chọn cách đặt in sách „print on demand" nơi đây và tự nguyện trả các chi phí. Giá niêm yết ở đây là các chi phí tối thiểu do các hệ thống phát hành quốc tế quy định, chúng tôi hoàn toàn không thu bất kỳ lợi nhuận nào trong Phật sự này.