Home
Từ điển Phật học
Loading Inventory...
Barnes and Noble
Từ điển Phật học
Current price: $24.99
Barnes and Noble
Từ điển Phật học
Current price: $24.99
Loading Inventory...
Size: OS
*Product Information may vary - to confirm product availability, pricing, and additional information please contact Barnes and Noble
Quyển "Phật-học từ-điển" này, mặc dầu còn khuyết điểm phần nào, nhưng là công-trình nghiên-cứu liên-tục trong hai mươi năm của soạn giả
Nó không giống như "Phật-học đại tự-điển", mà cũng không giống như "Phật-học tiểu từ-điển", hai quyển ấy bằng hán-văn. Trước hết, trong thời-gian nghiên-cứu Kinh sách Phật-giáo bằng chữ Pháp, chữ Hán, chữ Việt, soạn-giả ghi chú những danh-từ Phật-học theo vần A-B-C, để khi nào cần thì dở ra mà tra đặng tiện việc phiên dịch. Lần lần về sau, những danh-từ ấy càng ngày càng nhiều, sự ghi chú càng ngày càng dồi dào, soạn-giả bèn quyết-định làm thành sách đặng lưu lại hận thế đề là "Phật-học từ-điển".
Nay công-việc có thể tạm gọi là xong, nên soạn-giả cho sách này ra chào đời để khỏi phụ lòng mong mỏi của các thiện tri thức, các Phật-tử, các độc giả hâm mộ Phật-pháp.
Cách trình bày "Phật-học từ-điển" như dưới đây:
Phần thứ nhất (quyển nhứt) là phần tra cứu theo chữ Pháp, chữ Phạn, chữ Tàu, chữ Nhật, chữ Tây-Tạng, bốn thứ danh-từ này âm theo chữ la-mã (Âu-Mỹ). Như vậy đặng những bạn đọc kinh Phật bằng chữ Âu-châu, khi gặp một danh-từ Phật-giáo mà muốn tra cứu, thì dễ mà tra cứu. Rồi muốn nhận thức cho rộng, các bạn ấy sẽ xem danh-từ bằng Việt-Hán phần sau. Kế tiếp là phần phụ-lục, ghi một số danh-từ- triết-học, ngoại-giáo, cũng bằng chữ Pháp và chữ La-mã.
Phần thứ hai (quyển nhì từ chữ A tới chữ M, quyển ba từ chữ N tới chữ Z và phụ-lục) là phần quan trọng, phần chánh của "Phật-học từ-điền" vậy. Phần này sắp theo vần Việt-ngữ A-B-C, có chun chữ Hán và chữ Pháp, cũng có chua những chữ âm theo Tàu, Nhựt, Tây-Tạng, Phạn bằng chữ La-mã.
Những chữ viết tắt tiếp theo danh-từ, nếu là chữ Phạn Sanscrit, Bắc-phạn, thì đề là (scr.). Nếu là chữ Phạn Pali, Nam-phạn, thì đề là (p. ). Nếu âm theo Hán, Chinois, thì đề là (ch). Nếu âm theo Tây-Tạng, Thibétain, thì đề là (Thib, Tib.). Nếu âm theo Nhựt, Japonais, thì đề là (Jap.), Nế âm theo Hán-Nhựt, thì đề là (s.jap.). Nếu là chữ Pháp, Francais, thì đề là (fr.). Những danh-từ Phật-học nào cần giải thích rộng, thì soạn-gỉa đã chịu khó giải thích rất tỷ-mỷ, đó là nhờ công-lao nghiên-cứu trong khi soạn-giả phiên-dịch và xuất bản Kinh sách của "Phật-học tòng-thơ".
Thiết tưởng đó cũng là những tài liệu quí báu có thể giúp quí bạn trên đường tu học Phật-pháp, hoặc nghiên-cứu Phật-pháp.
Cuối cùng, lại cũng có phụ-lục ghi chép một số danh-từ Triết-học, Ngoại-giáo v.v. để cho các bạn làm tài-liệu khi cần.
Vậy mong rằng quyển "Phật-học từ-điển" này sẽ góp một phần nào vào công cuộc nghiên-cứu Phật giáo tại quốc thể Việt-Nam, sẽ góp một phần nào vào công-trình bồi bổ Văn-hóa và Đạo-đức Nước-nhà.
Kính tựa
Đô-thành Sàigon ngày 1-7-1963
ĐOÀN-TRUNG-CÒN
Nó không giống như "Phật-học đại tự-điển", mà cũng không giống như "Phật-học tiểu từ-điển", hai quyển ấy bằng hán-văn. Trước hết, trong thời-gian nghiên-cứu Kinh sách Phật-giáo bằng chữ Pháp, chữ Hán, chữ Việt, soạn-giả ghi chú những danh-từ Phật-học theo vần A-B-C, để khi nào cần thì dở ra mà tra đặng tiện việc phiên dịch. Lần lần về sau, những danh-từ ấy càng ngày càng nhiều, sự ghi chú càng ngày càng dồi dào, soạn-giả bèn quyết-định làm thành sách đặng lưu lại hận thế đề là "Phật-học từ-điển".
Nay công-việc có thể tạm gọi là xong, nên soạn-giả cho sách này ra chào đời để khỏi phụ lòng mong mỏi của các thiện tri thức, các Phật-tử, các độc giả hâm mộ Phật-pháp.
Cách trình bày "Phật-học từ-điển" như dưới đây:
Phần thứ nhất (quyển nhứt) là phần tra cứu theo chữ Pháp, chữ Phạn, chữ Tàu, chữ Nhật, chữ Tây-Tạng, bốn thứ danh-từ này âm theo chữ la-mã (Âu-Mỹ). Như vậy đặng những bạn đọc kinh Phật bằng chữ Âu-châu, khi gặp một danh-từ Phật-giáo mà muốn tra cứu, thì dễ mà tra cứu. Rồi muốn nhận thức cho rộng, các bạn ấy sẽ xem danh-từ bằng Việt-Hán phần sau. Kế tiếp là phần phụ-lục, ghi một số danh-từ- triết-học, ngoại-giáo, cũng bằng chữ Pháp và chữ La-mã.
Phần thứ hai (quyển nhì từ chữ A tới chữ M, quyển ba từ chữ N tới chữ Z và phụ-lục) là phần quan trọng, phần chánh của "Phật-học từ-điền" vậy. Phần này sắp theo vần Việt-ngữ A-B-C, có chun chữ Hán và chữ Pháp, cũng có chua những chữ âm theo Tàu, Nhựt, Tây-Tạng, Phạn bằng chữ La-mã.
Những chữ viết tắt tiếp theo danh-từ, nếu là chữ Phạn Sanscrit, Bắc-phạn, thì đề là (scr.). Nếu là chữ Phạn Pali, Nam-phạn, thì đề là (p. ). Nếu âm theo Hán, Chinois, thì đề là (ch). Nếu âm theo Tây-Tạng, Thibétain, thì đề là (Thib, Tib.). Nếu âm theo Nhựt, Japonais, thì đề là (Jap.), Nế âm theo Hán-Nhựt, thì đề là (s.jap.). Nếu là chữ Pháp, Francais, thì đề là (fr.). Những danh-từ Phật-học nào cần giải thích rộng, thì soạn-gỉa đã chịu khó giải thích rất tỷ-mỷ, đó là nhờ công-lao nghiên-cứu trong khi soạn-giả phiên-dịch và xuất bản Kinh sách của "Phật-học tòng-thơ".
Thiết tưởng đó cũng là những tài liệu quí báu có thể giúp quí bạn trên đường tu học Phật-pháp, hoặc nghiên-cứu Phật-pháp.
Cuối cùng, lại cũng có phụ-lục ghi chép một số danh-từ Triết-học, Ngoại-giáo v.v. để cho các bạn làm tài-liệu khi cần.
Vậy mong rằng quyển "Phật-học từ-điển" này sẽ góp một phần nào vào công cuộc nghiên-cứu Phật giáo tại quốc thể Việt-Nam, sẽ góp một phần nào vào công-trình bồi bổ Văn-hóa và Đạo-đức Nước-nhà.
Kính tựa
Đô-thành Sàigon ngày 1-7-1963
ĐOÀN-TRUNG-CÒN