Home
Tuyển Tập Nhạc Ho�ng Anh Lương
Loading Inventory...
Barnes and Noble
Tuyển Tập Nhạc Ho�ng Anh Lương
Current price: $40.00
Barnes and Noble
Tuyển Tập Nhạc Ho�ng Anh Lương
Current price: $40.00
Loading Inventory...
Size: Hardcover
*Product Information may vary - to confirm product availability, pricing, and additional information please contact Barnes and Noble
...Nhạc sĩ Hoàng Anh. Lương tên thật là Nguyễn Bá Lương, dạy nhạc tại các trường công lập Gò Công trước 1975. Ông sáng tác các bài hát thiếu nhi cùng tham gia các chương trình Phát Thanh Học Đường từ thời còn đi học. Với căn bản nhạc lý vững chắc ông sử dụng rất giỏi các nhạc cụ như Phong Cầm, Guitar, Keyboard.. Là một nghệ sĩ nhưng không sống bằng nghề đàn hát. Như một cơn tầm phải nhả tơ, ông sáng tác rất nhiều nhạc phẩm đủ loại kể cả hòa âm phối khí. Hiện định cư tại Canada, ông tham dự hầu hết các chương trình văn nghệ của Cộng Đồng người Việt. Tác phẩm của ông đã được đăng trên các tuần báo Montreal. - Với các nhà thơ tiền chiến, nhạc sĩ Hoàng Anh Lương chọn những bài thơ mà có lẽ chưa có nhạc sĩ nào phổ nhạc như Chớm sang vị hè (Xuân Diệu), Đây mùa thu tới, Khi thu rụng lá (Lưu Trọng Lư), Nhớ mẹ năm lụt (Huy Cận), Nhớ một chiều thu (J. Leiba), Nhớ nhung, Sầu xuân (Hàn Mặc Tử). Tuy nhiên, nhạc sĩ cũng có phổ nhạc vài bài thơ mà các nhạc sĩ khác đã phổ như Hôn nhau lần cuối (Nguyễn Bính), Kiếp nào có yêu nhau (Minh Đức Hoài Trinh), Kim Tuấn (Chiều mưa bay)... Nhìn chung, ngoài một hai ca khúc dựa vào ý thơ, số còn lại đã được nhạc sĩ Hoàng Anh Lương phổ nguyên bài thơ, không sửa đổi một chữ nào của bài thơ. Nhạc sĩ Anh Lương đã cố gắng dìu ý nhạc của mình theo vần điệu hay luật bằng trắc của câu thơ, chứ không ép lời thơ theo ý nhạc. Nhạc sĩ Lương đã dùng nhiều thế điệu để phổ thơ Slow, Slow Rock, Tango, Bolero. NHẠC SĨ PHẠM MẠNH CƯƠNG
...Hoàng Anh Lương không phải là một cái tên xa lạ đối với chúng ta vì anh đã viết nhạc từ trước năm 1975. Thuở ấy, trong chương trình Phát thanh Học đường do Trung tâm Học liệu, thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục đảm trách hàng tuần trên Đài Phát thanh Saigon, chúng ta thường nghe những bài nhạc thiếu nhi do Hoàng Anh Lương biên soạn. Những người phụ trách chương trình này là các nhạc sĩ Lê Thương, Hùng Lân, Trầm Tử Thiêng, Vĩnh Phan... . Ngày nay, ở hải ngoại, tập nhạc dành cho thiếu nhi thật cần thiết hơn bao giờ hết. Nhờ tập nhạc này, chẳng những qua các bài hát với âm điệu trong sáng, dễ thương, với lời ca dễ nhớ, dễ thuộc để các em rèn luyện tiếng Việt, mà đồng thời tập cho các em không quên những tập tục cổ truyền, những chuyện cổ tích đề cao lòng hiếu thảo, các em khắc ghi trong lòng gương hy sinh cao cả của những bậc tiền nhân đã dày công dựng nước và giữ nước, thấm nhuần đạo lý của một nước Việt Nam có hơn 4000 năm văn hiến, qua những câu ca dao, những bài ngụ ngôn còn truyền tụng cho đến ngày nay. NHẠC SĨ LÊ DINH
...Hoàng Anh Lương không phải là một cái tên xa lạ đối với chúng ta vì anh đã viết nhạc từ trước năm 1975. Thuở ấy, trong chương trình Phát thanh Học đường do Trung tâm Học liệu, thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục đảm trách hàng tuần trên Đài Phát thanh Saigon, chúng ta thường nghe những bài nhạc thiếu nhi do Hoàng Anh Lương biên soạn. Những người phụ trách chương trình này là các nhạc sĩ Lê Thương, Hùng Lân, Trầm Tử Thiêng, Vĩnh Phan... . Ngày nay, ở hải ngoại, tập nhạc dành cho thiếu nhi thật cần thiết hơn bao giờ hết. Nhờ tập nhạc này, chẳng những qua các bài hát với âm điệu trong sáng, dễ thương, với lời ca dễ nhớ, dễ thuộc để các em rèn luyện tiếng Việt, mà đồng thời tập cho các em không quên những tập tục cổ truyền, những chuyện cổ tích đề cao lòng hiếu thảo, các em khắc ghi trong lòng gương hy sinh cao cả của những bậc tiền nhân đã dày công dựng nước và giữ nước, thấm nhuần đạo lý của một nước Việt Nam có hơn 4000 năm văn hiến, qua những câu ca dao, những bài ngụ ngôn còn truyền tụng cho đến ngày nay. NHẠC SĨ LÊ DINH